Phân biệt giữa Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở
Hiện nay có hai cấp tiêu chuẩn, đó là: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Tiêu chuẩn được phân chia thành 5 loại, gồm: Tiêu chuẩn cơ bản; Tiêu chuẩn thuật ngữ; Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn phương pháp thử; Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản.
Tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. (Ảnh minh họa)
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Hiện nay có hai cấp tiêu chuẩn, đó là: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Tiêu chuẩn được phân chia thành 5 loại, gồm: Tiêu chuẩn cơ bản; Tiêu chuẩn thuật ngữ; Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn phương pháp thử; Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản.
Trong đó, trách nhiệm xây dựng TCVN thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, tổ chức, cá nhân; còn trách nhiệm xây dựng TCCS do bộ phận, cá nhân trong cơ sở (một số Bộ ngành) xây dựng. Trách nhiệm thẩm định TCVN thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ; còn trách nhiệm thẩm định TCCS do người đứng đầu cơ sở quyết định. Trách nhiệm công bố TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ; còn trách nhiệm công bố TCCS là do người đứng đầu cơ sở.
Phạm vi áp dụng của TCVN là toàn quốc; còn phạm vi áp dụng TCCS là trong phạm vi cơ sở. Hiệu lực áp dụng của TCVN là tự nguyện còn hiệu lực của TCCS là bắt buộc áp dụng.
Kinh phí xây dựng TCVN do ngân sách Nhà nước chi trả; còn xây dựng TCCS do đơn vị xây dựng tự trang trải (có trường hợp ngoại lệ là cơ quan nhà nước xây dựng TCCS).
Tính đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có khoảng 13.500 tiêu chuẩn hiện hành, trong đó tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế là 62%. Việt Nam cũng là thành viên chính thức của 16 Ban kỹ thuật và Tiểu Ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và 03 Ban kỹ thuật của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC).
Với sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống tiêu chuẩn thế giới, để đảm bảo vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý, nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu bắt buộc là hệ thống TCVN, QCVN tiếp tục phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Link bài đăng: https://vietq.vn/phan-biet-giua-tieu-chuan-quoc-gia-va-tieu-chuan-co-so-d222884.html
Nguồn: vietq.vn
- Ủy ban TCĐLCL Quốc gia tiếp tục đẩy mạnh triển khai và duy trì 5S tại các đơn vị (02/07/2024)
- Lựa chọn vật liệu và thiết kế cột chống thép kiểu ống lồng theo TCVN 13661:2023 đảm bảo độ bền cao (01/07/2024)
- Quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với tôm đông lạnh (01/07/2024)
- Bộ KH&CN trả lời ĐBQH vấn đề tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn và quy chuẩn (28/06/2024)
- Đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sản phẩm, dịch vụ Halal (28/06/2024)
- Bổ sung quy định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (27/06/2024)
- Kiểm tra tiến độ mô hình thực nghiệm ứng dụng và nhân rộng kết quả KH&CN: “Trồng thử nghiệm cây xạ đen (Celastrus hindsii) tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh” (27/06/2024)
- TCVN 13770:2023 yêu cầu kỹ thuật về cao lanh dùng sản xuất gốm sứ dân dụng (26/06/2024)
- Hành lang pháp lý quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng hoàn thiện (26/06/2024)
- Bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài (24/06/2024)