TCVN 8927:2023 hướng dẫn chung về công tác phòng, chống sâu hại cây rừng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các hướng dẫn chung về công tác phòng, chống sâu hại cây rừng.
Rừng vốn là nhân tố quan trọng đảm bảo an toàn môi trường phát triển, đồng thời có tác dụng chi phối, điều chỉnh các nhân tố môi trường khác như đất, nước, không khí. Bởi sâu bệnh có thể gây ra nhiều tác hại đối với cây trồng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Chính phủ đang quan tâm, trong đó có vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
Theo đó để việc phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 về phòng chống sâu hại cây rừng.
Về nguyên tắc phòng chống sâu hại, tiêu chuẩn này hướng dẫn cần phát hiện sớm những loài sâu hại chính có khả năng gây thiệt hại nặng đối với cây rừng. Xác định chính xác diện tích nhiễm sâu, mức độ sâu hại, xu hướng phát triển và và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển của sâu hại chính.
Xác định chính xác biện pháp phòng, chống, xử lý triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây rừng. Phương pháp điều tra phát hiện sâu hại chính nên itến hành điều tra vào thời điểm đầu năm hoặc đầu chu kì sinh trưởng của sâu hại chính.
Yêu cầu về phương pháp phục vụ phòng chống sâu hại bằng cách thu thập thông tin khái quát về tình hình sâu hại của khu vực điều tra. Kết quả điều tra xác định được các nhóm sâu hại chính và các loài cây bị hại ở khu vực điều tra. Xác định ô tiêu chuẩn điều tra có diện tích từ 500 m2 đến 2.500 m2 và phải đảm bảo số cây trong khu vực điều tra tối thiểu 30 cây hoặc 30 khóm cây (với nhóm tre, luồng). Diện tích ô tiêu chuẩn được lập để điều tra dao động từ 1 đến 3 % tổng diện tích khu vực cần điều tra. Các ô tiêu chuẩn phải được lập ở nơi thường xuyên xuất hiện loài sâu hại chính.
Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng theo tiêu chuẩn sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng về sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây rừng. Ảnh minh họa
Phương pháp điều tra theo dõi xu hướng phát triển của sâu hại chính nên tiến hành sau khi xác định được sâu hại chính đã xuất hiện (kết quả điều tra sơ bộ). Cần đánh giá chính xác thành phần loài sâu hại chính, đặc điểm phân bố, tỷ lệ hại và chỉ số hại trên cây rừng. Cung cấp thông tin phục vụ cho dự tính, dự báo loài sâu hại; đánh giá mức độ gây hại và tổn thất do sâu gây ra để xác định và tiến hành các biện pháp phòng, chống thích hợp.
Điều tra xác định cấp hại của sâu chính hại lá, trong ô tiêu chuẩn đã lập nên chọn cây để điều tra theo phương pháp hệ thống, điều tra theo hàng và theo từng cây trong hàng. Đối với rừng có mật độ thấp, điều tra toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn để đảm bảo số cây được điều tra tối thiểu là 30 cây. Nếu cây rừng có chiều cao dưới 2 m thì điều tra toàn bộ cây. Nếu cây rừng cao hơn 2 m có thể chia thành dưới, giữa, trên tán cây theo các hướng khác nhau để điều tra. Đối với các loài cây lá rộng, phân cấp cấp hại của sâu dựa trên diện tích tán lá bị sâu hại. Đối với các loài cây lá kim phân cấp hại của sâu dựa trên số cụm lá kim bị sâu hại.
Điều tra sâu chính hại quả, hạt trong ô tiêu chuẩn đã lập cần chọn cây để điều tra theo phương pháp hệ thống, điều tra theo hàng và theo từng cây trong hàng. Đối với rừng có mật độ thấp, điều tra toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn để đảm bảo số cây được điều tra tối thiểu là 30 cây. Mỗi cây chia ra trên, giữa, dưới tán, láy mẫu quả, hạt, kiểm tra sâu hại.
Điều tra sâu chính hại thân, cành trong ô tiêu chuẩn đã lập, cần chọn cây để điều tra theo phương pháp hệ thống, điều tra theo hàng và theo cây trong hàng. Đối với rừng có mật độ thấp, điều tra toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn để đảm bảo số cây được điều tra tối thiểu là 30 cây.
Điều tra sâu chính hại chồi, ngọn trong ô tiêu chuẩn đã lập, chọn cây để điều tra theo phương pháp hệ thống, điều tra theo hàng và theo cây trong hàng. Đối với rừng có mật độ thấp, điều tra toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn để đảm bảo số cây được lựa chọn tối thiểu là 30 cây.
Điều tra sâu chính hại rễ trong ô tiêu chuẩn đã lập, chọn cây để điều tra theo phương pháp hệ thống, điều tra theo hàng và theo cây trong hàng hoặc theo phương pháp rút thăm ngẫu nhiên. Đối với rừng có mật độ thấp, điều tra toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn để đảm bảo số cây được điều tra tối thiểu là 30 cây. Các loài sâu hại rễ sẽ có biểu hiện khá rõ thông qua tán lá do rễ cây bị sâu hại làm mất khả năng cung cấp nước. Do đó dựa vào các mức độ biểu hiện của tán lá bị khô héo để đánh giá mức độ bị sâu hại.
Phương pháp điều tra, xác định thời điểm áp dụng biện pháp phòng, chống nên tiến hành sau khi điều tra tỉ mỉ, loài sâu hại chính đang có xu hướng phát triển mạnh bằng hai hình thức là điều tra tỉ mỉ và bổ sung.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh yêu cầu phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng đã quy định đảm bảo đúng mật độ cây, đúng lập địa. Định kỳ 2 lần/năm (vào đầu tháng 2 và đầu tháng 7), tỉa bớt những cây sinh trưởng kém, lệch tán, còi cọc, cong queo, cụt ngọn, bị sâu hại; tỉa những cành nhánh khô và đưa tất cả những vật liệu này ra khỏi rừng hoặc có biện pháp xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn nơi trú ngụ của sâu hại.
Yêu cầu khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cần tuân thủ việc bảo vệ quần thể các loài thiên địch của các loài sâu hại ở rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác giá trị kinh tế của các loài thiên địch. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, bảo vệ thực bì đa dạng loài cây, hoa của cây có mật, cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng, tạo điều kiện cho các côn trùng có ích, thiên địch có môi trường sống và phát triển, không phá các tổ ong, tổ kiến.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phải có liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, phun thuốc ở giai đoạn sâu non và phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát sau mưa, điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ từ 27 °C đến 32 °C và độ ẩm từ 80 % đến 90 %. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cần tuân thủ nguyên tắc đúng loại thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và nồng độ, đúng phương pháp.
Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học chỉ tiến hành khi tỷ lệ hại và chỉ số hại ở mức tại đó phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để ngăn chặn sự phát triển của loài sâu hại chính đạt đến mức hại kinh tế hoặc từ mức hại nặng trở lên. Thuốc phải nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và áp dụng nguyên tắc đúng loại thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và nồng độ, đúng phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Báo cáo kết quả phòng, chống sâu hại cây rừng bao gồm các nội dung sau: Thông tin chung liên quan đến đối tượng cần thiết tiến hành phòng, chống như loài cây rừng, diện tích, đặc điểm khu vực tiến hành phòng, chống sâu hại chính. Trình bày những nội dung và phương pháp chính đã thực hiện. Trình bày toàn bộ kết quả phòng, chống sâu hại cây rừng, bao gồm tên loại sâu hại; tỷ lệ hại và chỉ số hại trước khi thực hiện biện pháp phòng, chống; Thời gian thực hiện phòng, chống sâu hại chính.
Kết quả thực hiện phòng, chống sâu hại chính; tỷ lệ hại và chỉ số hại sau khi thực hiện biện pháp phòng, chống sâu hại. Hiệu lực phòng, chống bệnh hại được được viện dẫn theo TCVN 12561:2018, Thuốc bảo vệ thực vật - Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc trên đồng ruộng. Nêu những kết luận chính được rút ra và những kiến nghị để thực hiện những công việc tiếp theo.
Link bài đăng: https://vietq.vn/tcvn-89272023-huong-dan-chung-ve-cong-tac-phong-chong-sau-hai-cay-rung-s3-d224905.html
Nguồn: vietq.vn
- Tiêu chuẩn áp dụng phương pháp xử lý vi nhựa trong nước (04/09/2024)
- Kiểm kê khí nhà kính thông qua các tiêu chuẩn quốc tế (30/08/2024)
- Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (30/08/2024)
- Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (29/08/2024)
- Quy định mới được bổ sung trong quy chuẩn về trạm cân xe tự động (29/08/2024)
- TCVN 10736-38:2023 về xác định các amin thơm và amin béo trong không khí trong nhà (28/08/2024)
- TCVN 13659:2023 yêu cầu đối với protein tôm thủy phân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (28/08/2024)
- Thúc đẩy phát triển các hoạt động đảm bảo đo lường ở địa phương (27/08/2024)
- TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy (23/08/2024)
- TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (22/08/2024)