Nghiệm thu cấp Tỉnh dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình ứng dụng tình giống bò nhập ngoại sản xuất bê lai hướng thịt có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 8/12/2022, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình ứng dụng tình giống bò nhập ngoại sản xuất bê lai hướng thịt có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” do Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình chủ trì thực hiện. Đồng chí Phan Thanh Nghiệm – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ, chủ trì hội nghị.

Mục tiêu của dự án là ứng dụng công nghệ tạo bê lai từ sử dụng tinh giống bò nhập ngoại để nâng cao năng suất, chất lượng thịt; Ứng dụng kỹ thuật nhân giống bằng thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi các giống bò lai hướng thịt chất lượng cao góp phần nâng cao tỷ lệ bò lại, từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân, đẩy nhanh đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng số lượng, chất lượng, giá trị qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Sau gần 4 năm triển khai từ tháng 6 năm 2019 đến nay, đơn vị chủ trì đã thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung dự án mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt. Cụ thể: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò; Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1; Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lại hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau. Dự án đã thực hiện 3 mô hình cụ thể: Xây dựng mô hình “Ứng dụng cọng rạ để sản xuất bê lai F1”; Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 quy mô trang trại tại Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình; Xây dựng mô hình chăn nuôi thương phẩm bò lai F1 phân tán ở 8 huyện mỗi huyện 15 bò lai F1 Brahman trắng x lai Zebu và 15 bò lai F1 Droughtmaster x lai Zebu. Tổ chức đào tạo được 10 kỹ thuật viên về thụ tinh nhân tạo; Tập huấn được 400 lượt người bao gồm dẫn tinh viên, thú y cơ sở và nông dân chăn nuôi bò.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng khoa học, các đơn vị liên quan đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến để giúp nhiệm vụ hoàn thiện hơn, tiến tới nghiệm thu cấp nhà nước.

Các tin khác