Khai mạc Hội thảo quốc tế về An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á - (FNCA)Khai mạc Hội thảo quốc tế về An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á - (FNCA)
Ngày 01/10/2019, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế về An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ (RS&RWM) trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á - (FNCA) nhằm tổng kết và đánh giá hoạt động của các nước thành viên FNCA trong lĩnh vực an toàn bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ, từ đó đề xuất các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.
Hội thảo do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) phối hợp với Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE) và Hiệp hội nghiên cứu an toàn hạt nhân Nhật Bản (NSRA) tổ chức, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các quốc gia: Bangladesh, Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Kazakhstan, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Ngọc Toàn, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết: Kể từ hội thảo đầu tiên về quản lý chất thải phóng xạ được tổ chức vào năm 1995 ở Tokyo và hội thảo của FNCA về An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ vào năm 2000, những hoạt động của dự án này đã có những đóng góp tích cực thúc đẩy công tác an toàn bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ ở khu vực châu Á. Không thể phủ nhận rằng quản lý chất thải phóng xạ đóng vai trò quan trọng trong vận hành và quản lý các cơ sở hạt nhân, đặc biệt là trong quá trình bảo dưỡng và tháo dỡ các cơ sở bức xạ hạt nhân.
Hiện nay, hầu như tất cả các quốc gia thành viên của FNCA đang có kế hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ thấp hoặc các cơ sở lưu giữ, chôn cất dài hạn đối với các nguồn phóng xạ kín không còn sử dụng. Thông qua các hoạt động của dự án, các quốc gia thành viên FNCA đã trao đổi và chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm quý giá về quản lý chất thải phóng xạ của các kho chứa chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và các chủ đề quan trọng khác về an toàn bức xạ.
Hội thảo lần này được tổ chức để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thảo luận về những thành tựu và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an toàn bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ trong các nước thành viên FNCA.
Tại hội thảo, ông Tomoaki Wada, cố vấn FNCA của Nhật Bản đã trình bày Tổng quan và tiến độ của các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn FNCA giai đoạn 2018-2019; PGS. TS. Lê Thị Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm - VINATOM trình bày về hiện trạng công tác an toàn bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ tại Việt Nam; GS. Toshiso Kosako, Nhật Bản trình bày Sơ lược về tổng quan và mục tiêu của Dự án an toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ; Đại diện các nước thành viên có các báo cáo hoạt động của các Dự án An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ của mỗi nước.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu sẽ tham quan cơ sở khai thác và chế biến quặng đất hiếm ở Yên Phú, tỉnh Yên Bái./.
Nguồn: https://www.most.gov.vn
- Sửa đổi, bổ sung các điều có quy định về quy hoạch trong Luật Năng lượng nguyên tử 2008 (26/11/2018)
- Khai mạc Hội thảo quốc gia lần thứ III về Ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (05/11/2018)
- Tổng kết, đánh giá kết quả cuộc thanh tra chuyên đề về an toàn bức xạ, hạt nhân năm 2017 (12/12/2017)
- Việc đảm bảo an toàn nguồn phóng xạ luôn phải đặt ở mức cao nhất (04/12/2017)
- Khóa đào tạo Sẵn sàng ứng phó sự cố Bức xạ và Hạt nhân lần thứ 9 (02/10/2017)
- Bàn giao thiết bị tìm kiếm, phát hiện và nhận diện vật liệu phóng xạ, hạt nhân trong khuôn khổ Dự án An ninh hạt nhân (25/09/2017)
- Việt Nam ủng hộ tăng cường ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình (25/09/2017)
- Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 (10/08/2017)
- Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn Nhà nước về Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga “Rosatom” ký Bản ghi nhớ về Kế hoạch hợp tác triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam (06/07/2017)
- Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu và phát triển bền vững môi trường (16/06/2017)