Giảng viên Đà Nẵng chế tạo cabin chở bệnh nhân Covid-19
Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng vừa bàn giao “Cabin chở bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly bệnh viện” cho Trung tâm y tế quận Liên Chiểu.
Cabin này được Thạc sĩ Đặng Xuân Thủy – giảng viên Khoa Cơ khí (Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng) trực tiếp chế tạo.
Cabin thiết kế nhỏ gọn có thể dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp của bệnh viện |
Thầy Thủy cho biết, cabin được chế tạo bằng chất liệu nhôm, bên trong được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được. Bên trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, quạt hút gió, oxy và đèn chiếu sáng để đáp ứng yêu cầu như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán vi khuẩn ra không khí. Phía ngoài được lắp đặt đèn báo độ cao, đèn pha, đèn báo cấp cứu…
Với trọng lượng 80 kg, cabin sẽ kết nối với một xe máy điện để dễ dàng di chuyển qua lại giữa các phòng, các khu nhà trong trung tâm y tế. Cabin có thể chở được tải trọng hơn 100 kg.
Bên trong cabin có ghế ngồi, bình oxy, hệ thống phun khử khuẩn để chở bệnh nhân Covid-19 |
“Tính ưu việt của sản phẩm là có thể vừa vận chuyển bằng xe máy điện trong khuôn viên của các bệnh viện, vừa có thể tháo rời để di chuyển kéo bằng tay trong các hành lang vào đến tận phòng bệnh. Chi phí chế tạo sản phẩm này khoảng 60 triệu đồng. Nếu sản xuất nhiều thì chi phí có thể giảm xuống, dao động khoảng 50 triệu đồng”, thầy Thủy chia sẻ.
Nam giảng viên cho biết, trong quá trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm nhận được sự hỗ trợ tham gia và giúp đỡ của các đồng nghiệp.
Đây là cabin áp lực âm, khi di chuyển sẽ không phát tán virus ra bên ngoài |
“Trong quá trình chế tạo sản phẩm tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Với dự tính ban đầu từ khâu lên ý tưởng thiết kế đến chế tạo, hoàn thiện sản phẩm mất khoảng 15 ngày. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì do tình hình dịch tái diễn phức nên việc đi tìm mua các loại phụ kiện gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không thể tập trung đông người để chế tạo, chính vì thế một mình tôi đảm nhận tất cả các khâu nên thời gian hoàn thành lâu hơn dự kiến”, thầy Thủy chia sẻ.
Thầy Thủy cho biết thêm, trong thời gian đến sản phẩm sẽ điều chỉnh và cải thiện thêm để đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện.
Sản phẩm là có thể vừa vận chuyển bằng xe máy điện trong khuôn viên của các bệnh viện, vừa có thể tháo rời để di chuyển kéo bằng tay |
Đánh giá về sản phẩm này bác sĩ Lê Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu cho biết: “Ở trung tâm y tế quận có khu vực giành cho các đối tượng F1 và khu sàng lọc nhưng cách xa nhau nên ô tô không thể vào tận nơi đưa đón bệnh nhân nếu có trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
Đây là cabin áp lực âm, khi di chuyển sẽ không phát tán virus ra bên ngoài. Tôi nghĩ mô hình này và có thể nhân rộng, sử dụng ở những bệnh viện có khuôn viên tương đối rộng, có đường nội bộ để chuyên chở bệnh nhân ở khu vực khó sử dụng ô tô”.
- ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group hợp tác sản xuất máy oxy dòng cao (05/07/2021)
- Áo làm mát cho bác sĩ ngày dịch: Kịp thời dù không được “đặt hàng” (05/07/2021)
- Nghiên cứu tương tác giữa thuốc điều trị trầm cảm fluoxetine và lipid của màng tế bào (12/03/2021)
- Tạo hạt nano mang thuốc chữa ung thư từ đậu nành (03/03/2021)
- Phức hệ nano FGC: Từ bài thuốc cổ truyền đến chất dẫn điều trị ung thư (03/11/2020)
- Sản xuất vacxin từ hạt giả virus gây bệnh lở mồm long móng (03/11/2020)
- Máy cày phao nổi cho vùng đất ngập nước (21/10/2020)
- Nghiên cứu thiết kế tời trục truyền động điện-thủy lực sử dụng trong các mỏ hầm lò (24/08/2020)
- Nghiên cứu thiết kế lật goòng nghiêng dẫn động thủy lực (24/08/2020)
- Hiệu quả từ mô hình trồng rau thủy canh An Nông Farm (23/07/2020)