Giống cây lùn giúp giảm nhu cầu nước, phân bón, dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật

Font size : A- A A+
 Hầu hết cây trồng trong nông trại đều đòi hỏi một lượng lớn nước, phân bón, dinh dưỡng và thuốc bảo vệ thực vật bổ sung bên ngoài đất canh tác để sinh trưởng. Trong khi phương pháp tăng sản đặc biệt thường được sử dụng để tạo ra cây trồng đòi hỏi ít đầu vào hơn, nhà nghiên cứu Burkhard Schulz thuộc Đại học Purdue đã tìm ra một phương thức để tạo ra các biến thể thực vật nhỏ không bị giảm năng suất khi bổ sung một hoá chất rẻ tiền và được sử dụng rộng rãi.

 Trong nghiên cứu trước đó, Schulz đã phát hiện ra rằng sử dụng hoá chất brasinazon để ức chế chức năng sinh steroid ở ngô tạo ra một biến thể nhỏ chỉ mang tính cái. Tuy nhiên, giá thành của loại hoá chất này rất cao, 25000 USD/gam. Phát hiện này thôi thúc ông tìm kiếm một hoá chất thay thế rẻ tiền hơn.

 
Ông đã tìm ra một lựa chọn rẻ hơn ở dạng pripoconaxon, một loại thuốc diệt nấm được sử dụng để điều trị bệnh nấm trên các sân gôn. Không chỉ có ưu thế giá rẻ, 10 cent/gam mà nó còn có hiệu lực mạnh hơn brasinaxon, đồng thời được công nhận là loại hoá chất an toàn với con người.
Trong nghiên cứu trước đó, Schulz bổ sung brasinaxon và biến đổi gien của ngô làm phá vỡ quá trình sản xuất steroid, tạo ra một loại ngô lùn, mang tính cái, phát triển hạt nhiều hơn là phát triển phấn hoa và sinh trưởng bình thường. Phát hiện mới đây của Schulz cũng cho thấy kết quả tương tự đạt được khi sử dụng hoá chất rẻ tiền và thông dụng hơn.
 
Theo Schulz, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc của cây trồng theo phương thức giống như phương thức đã tiến hành là thông qua sự sinh sản. Chúng ta có thể xử lý hoá chất trong suốt vòng đời thực vật và cây sẽ không thể sản sinh ra steroid. Nghiên cứu này trước đây tiêu tốn hàng triệu USD, giờ chỉ mất 25 USD. Nó sẽ mở đường cho việc nghiên cứu cây trồng trên số lượng lớn, điều mà trước kia không thể làm được.
Ngoài lợi ích mang lại cho các nhà nghiên cứu, các tiếp cận của Schulz còn có thể được sử dụng để sản xuất những thực vật lùn hơn nhưng không ảnh hưởng đến năng suất của hạt, sử dụng ít nước, phân bón và dinh dưỡng hơn đồng thời thân cây cứng hơn nhờ giảm được chiều cao cây. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc làm chậm sự phát triển cỏ ở sân gôn, giúp giảm thiểu đòi hỏi cắt cỏ thường xuyên và giảm chi phí. 
 
Schulz và nhóm nghiên cứu đang tiến hành xác định gen thực vật bị propiconaxon tác động và dự định thử nghiệm xem hóa chất này có làm chậm quá trình sản xuất steroid trên các cây trồng ngũ cốc khác hay không. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS One.
v.Chung (Theo truyenthongkhoahoc.vn)

More