Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: "Nghiên cứu, sưu tầm và dịch một số tư liệu Hán Nôm quan trọng có liên quan đến tỉnh Quảng Bình"

Font size : A- A A+

Có thể nói kho tàng tư liệu Hán Nôm hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Bình rất đa dạng và phong phú, từ những pho tư liệu khoa học – hành chính đến những văn bản được ghi chép trên giấy tồn tại trong dân gian. Đặc biệt, phải kể đến các mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình kiến trúc; các sắc phong, chiếu chỉ, chế biểu, quyết định từ thời Hậu Lê – Lê Trung Hưng trải qua nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đến trước năm 1945; gia phả các danh gia vọng tộc; các văn bản về hương ước, khế ước, câu đối, hoành phi... Tất cả những tư liệu quý giá đó thể hiện rõ nét nhất về cội nguồn danh xưng Quảng Bình, về quê hương đất nước, về phong tục tập quán và đời sống văn hóa của con người Quảng Bình. Trên cơ sở đó Sở Khoa học và Công nghệ giao cho Bảo tàng Tỉnh Quảng Bình chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN: "Nghiên cứu, sưu tầm và dịch một số tư liệu Hán Nôm quan trọng có liên quan đến tỉnh Quảng Bình". Ngày 21/12/2017, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tiến hành tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ trên.

          Mục tiêu của nhiệm vụ là tiến hành nghiên cứu, sưu tầm và dịch thuật các nguồn tư liệu Hán Nôm quan trọng liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của vùng đất, con người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó, điều tra, sưu tầm có hệ thống các nguồn tư liệu Hán Nôm quan trọng còn nằm tản mác tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và đề xuất phương hướng bảo tồn và phát huy nguồn tư liệu Hán Nôm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình trong tình hình hiện nay.

          Kết quả nghiên cứu nhiệm vụ đã phát hiện, chọn lọc, sao chụp được 1.892 trang tư liệu Hán Nam Quan trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được tồn giữ tại 55 xã, phường, thị trấn của toàn bộ 8 huyện, thị xã, thành phố và 4 cơ quan đống trên địa bàn tỉnh. Các văn bản Hán Nôm sưu tầm được có thể nhóm lại 48 thể loại chính, được phân thành hai loại hình tư liệu Hán Nôm, đó là: Tư liệu trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và tư liệu trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân.

           Tại hội nghị, sau bản báo cáo do chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày, các thành viên Hội đồng Khoa học và các thành viên liên quan đã đánh giá, nhận xét và góp ý làm cho nhiệm vụ hoàn thiện.

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN

More