Xét duyệt nội dung hai nhiệm vụ KH&CN liên kết: “Xây dựng mô hình trồng chà là trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình” và “Xây dựng mô hình phát triển giống cam voi bản địa trên địa bàn huyện Tuyên Hoá”

Font size : A- A A+

 Ngày 03/7/2019, Hội đồng Khoa học đã tiến hành xét duyệt nội dung hai nhiệm vụ KH&CN liên kết: Xây dựng mô hình trồng chà là trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình” và “Xây dựng mô hình phát triển giống cam voi bản địa trên địa bàn huyện Tuyên Hoá”.

 1. Nhiệm vụ KH&CN liên kết: “Xây dựng mô hình trồng chà là trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình

 Với mục tiêu phát triển cây đa mục tiêu là vừa làm cây cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa cho thu hoạch quả, nhằm thử nghiệm khả năng thích nghi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Bình. Sau khi thảo luận đánh giá, Hội đồng đã thống nhất giao Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Quảng Bình chủ trì thực hiện và chủ nhiệm là Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Phương - là giảng viên Trường Đại học Quảng Bình, với nội dung:

- Diện tích thực hiện 10.000 m2 (01 ha), số lượng cây 500 cây trồng trên vùng đất cát ven biển tại xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Tiến hành mua hạt giống về ươm, chăm sóc, trồng và theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, sâu bệnh và khả năng chống gió bão, hiệu quả kinh tế để hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp nhằm khuyến cáo nhân rộng ra vùng đất cát ven biển toàn tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2021.

2. Nhiệm vụ KH&CN liên kết:Xây dựng mô hình phát triển giống cam voi bản địa trên địa bàn huyện Tuyên Hoá

 Với mục tiêu bảo tồn và phát triển mở rộng diện tích cây cam voi trên địa bàn huyện. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích góp phần xây dựng nông thôn mới. Tạo sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau khi thảo luận đánh giá, Hội đồng Khoa học đã thống nhất giao Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp và xây dựng Tiền Phong chủ trì thực hiện và chủ nhiệm là Kỹ sư Cao Ngọc Tâm - là cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tuyên Hóa, với nội dung:

 - Bảo tồn 200 cây giống cam voi, từ đó nhân giống bằng biện phát chiết cành để trồng mới trên diện tích 10.000 m2 (01 ha) tại 05 hộ dân, tại xã Nam Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

 - Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, sâu bệnh và chất lượng quả ở cây mẹ để chọn lọc chiết cành giống có chất lượng tốt, hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm khuyến cáo nhân rộng trên vùng đất đồi của huyện Tuyên Hóa.

 - Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2021.

 Tại buổi xét duyệt, Hội đồng Khoa học yêu cầu hai cơ quan chủ trì và chủ nhiệm hoàn thiện thuyết minh theo ý kiến hội đồng để sớm ký kết triển khai đúng tiến độ nhằm mang lại kết quả tốt nhất theo mục tiêu đề ra.

Nguồn: Trần Thanh Hải

More