Hội thảo nhiệm vụ KH&CN: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình”

Font size : A- A A+

 Ngày 14/11/2019, tại Trung tâm giống Thủy sản Quảng Bình, tổ chức hội thảo nhiệm vụ KH&CN: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình”. Tham dự hội thảo có đại diện Công ty TNHH Giải pháp Chất lượng VQB đơn vị chủ trì nhiệm vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Quảng Bình, chuyên gia về ngành thủy sản và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ KH&CN: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình

Tại hội thảo, chủ nhiệm của nhiệm vụ đã trình bày những kết quả đã thực hiện của nhiệm vụ. Mô hình được thực hiện tại Trại sản xuất giống mặn - lợ Quang Phú, Trung tâm giống Thủy sản Quảng Bình, và thực hiện trong các bể có thể tích từ 1 đến 10m3. Sò bố mẹ đưa vào nuôi vỗ khoảng 190kg, sò bố mẹ trong các bể composite, kích thước chiều dài vỏ từ 18-22mm, quá trình nuôi vỗ qua nhiều đợt do thu gom sò nhiều lần ở dân. Mật độ nuôi vỗ khoảng 2-3 kg/m3. Bước đầu hoàn thiện được quy trình sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình; Tỉ lệ thành thục của sò huyết trong các bể nuôi vỗ dao động từ 5-62%, tỷ lệ sống của sò bố mẹ 23-55%; Sử dụng phương pháp kích thích thiệt và tạo dòng chảy để kích thích sò huyết sinh sản, thời gian hiệu ứng 6,52-8,97 giờ, tỷ lệ đẻ 3-51 %, sức sinh sản thực tế 365.000 – 944.000 trứng/cá cái…

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao tính thực tiễn của nhiệm vụ, đóng góp các ý kiến có chuyên môn cao nhằm góp phần xây dựng nhiệm vụ hoàn thiện hơn. Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống sò huyết tại Quảng Bình. Từ đó, chủ động cung cấp được con giống, góp phần phát triển nghề nuôi thương phẩm sò huyết, giảm chi phí vận chuyển con giống, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Đồng thời, kết quả của nhiệm vụ có nghĩa rất lớn trong việc tái tạo nguồn lợi sò huyết ở Quảng Bình.

Nguồn: TT Ứng dụng và Thống kê KH&CN Quảng Bình

More