ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2010 LĨNH VỰC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

Font size : A- A A+

 

TT

Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì

Cấp quản lý (Cơ quan quản lý)

Thời gian thực hiện

Mục tiêu của đề tài

1

Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển tại Quảng Bình.

Lưu Quang Dũng

Công ty TNHH Thịnh Phát

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 8/2008 - 9/2010

- Ổn định quy trình sản xuất giống cua biển nhân tạo trong các vụ chính và thử nghiệm sản xuất vụ trái nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu giống sạch bệnh, chất lượng cao cho người nuôi cua trong và ngoài tỉnh, góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

2

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cua biển tại Quảng Bình.

KS. Nguyễn Xuân Nam (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III)

Công ty TNHH Thịnh Phát

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 7/2006 - 10/2007

- Tiếp nhận công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo và duy trì sản xuất cua giống nhân tạo trong điều kiện tỉnh Quảng Bình.

- Lựa chọn cua giống tại chỗ, cải thiện một số yếu tố kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống của cua giống trên 10% nhằm chủ động về con giống.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất cua giống nhân tạo phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Bình (thời vụ, quy mô, giống).

3

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá lóc và cá rô đồng tại Quảng Bình.

TS. Lê Văn Dân

Trường Đại học Nông lâm Huế

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 10/2007 - 8/2009

- Ứng dụng công nghệ sản xuất nhân tạo cá lóc đen (Ophiocephalus sp) và cá rô đồng (Anbas testudineus) tại Quảng Bình, nhằm chủ động nguồn cá giống để cung cấp cho nhu cầu nuôi với chất lượng đảm bảo. Trên cơ sở đó hoàn thiện quy trình sản xuất cá giống nhân tạo phù hợp với điều kiện Quảng Bình.

4

Nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng quy trình sản xuất một số loại rau cao cấp (cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu cô ve leo) phù hợp với sinh thái Quảng Bình.

KS. Nguyễn Xuân Kỳ

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 7/2006 - 7/2008

- Khảo nghiệm, đánh giá tính thích ứng về sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và tình hình sâu bệnh hại của một số giống rau (cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu cô ve leo) và đề xuất thời vụ, quy trình sản xuất rau trai vụ phù hợp, có khả năng phát triển nhân rộng sản xuất, mang tính hàng hóa trên một số điều kiện sinh thái tỉnh Quảng Bình.

- Xác định yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất và các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho sinh trưởng phát triển của các giống rau (cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu cô ve leo) ở các thời vụ với điều kiện sinh thái cụ thể.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng thâm canh các đối tượng rau (cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu cô ve leo) cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

5

Nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất giống cây đay trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

KS. Dương Quang Đệ

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 2/2007-2/2009

- Mục tiêu chung: Giúp cho người nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong việc sản xuất giống và nguyên liệu đay tơ để phát triển làng nghề chiếu cói, đồ mỹ nghệ phụ vụ dân sinh và khách du lịch.

- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất giống cây đay trên địa bàn huyện, từ đó để nhân ra diện rộng.

6

Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển cây vụ đông góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Quảng Bình.

ThS. Nguyễn Quốc Út

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

 

- Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số cây vụ Đông để bổ sung vào cơ cấu cây vụ Đông ở Quảng Bình.

- Góp phần đẩy nhanh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Tăng số vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất.

- Giải quyết lao động nhàn rỗi của nông nghiệp, tạo ra sản phẩm giá trị hàng hóa.

7

Nghiên cứu ứng dụng màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất phen 2EU1 X Y X (NO3)3 phục vụ trong nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.

TS. Nguyễn Đức Vượng

Trường Đại học Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

 

- Chế tạo màng PE có tính chuyển hóa ánh sáng từ nguyên tố đất hiếm (Eu: europi) được sản xuất tại Việt Nam và đưa vào ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Thử nghiệm sử dụng màng để trồng các loại cây: Ớt cay, cà chua và cải xanh, làm tăng năng suất ít nhất 30%; đồng thời giữ được các đặc trưng về phẩm chất của các loại cây trồng này.

- Xây dựng quy trình sử dụng màng PE chứa phức chất Eu cho cây ớt, cà chua và cải xanh.

8

Nghiên cứu quy trình vận hành cống Mỹ Trung đảm bảo ngăn mặn, tiêu úng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

GS.TS. Trần Đình Hợi

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

UBND tỉnh Quảng Bình

 

* Mục tiêu khoa học:

- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc thay đổi quy trình vận hành cống Mỹ Trung, phục vụ khai thác tiềm năng kinh tế phá Hạc Hải và đồng bằng Thượng Mỹ Trung.

- Nghiên cứu giải pháp kết cấu và quy trình vận hành cửa van cống Mỹ Trung một cách hợp lý, chủ động.

* Mục tiêu thực tiễn:

- Đảm bảo vùng Thượng Mỹ Trung không bị ảnh hưởng lũ, mặn để đưa các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật có năng suất chất lượng vào sản xuất, kết hợp nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, thủy cầm nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên mật độ đơn vị diện tích.

- Đề xuất giải pháp công trình chống mặn thâm nhập vào đồng ruộng tiếp giáp ven biển phá Hạc Hải, đảm bảo tiêu ứng bình thường. Chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.

9

Nuôi thử nghiệm cá Hồng Mỹ tại Quảng Bình.

KS. Lê Kim Hoàng

Trung tâm Giống nuôi trồng thủy sản Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 12/2007 - 12/2008

- Nghiên cứu, xác định khả năng thích ứng, khả năng sinh trưởng của cá Hồng Mỹ trong môi trường sinh thái ao nuôi trên đất và trên cát tại tỉnh Quảng Bình.

- Đánh giá và đưa ra kết quả, làm cơ sở cho việc di nhập cá Hồng Mỹ vào Quảng Bình.

- Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ phù hợp với diều kiện ao đất và ao trên cát với năng suất nuôi: 5 - 6 tấn/ha.

- Chuyển giao kỹ thuật, phổ biến, nhân rộng đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

10

Nuôi thử nghiệm vịt Bầu Quỳ tại Quảng Bình.

TS. Nguyễn Quế Côi

Viện Chăn nuôi

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 1/2004 - 12/2005

- Xác định hiệu quả kinh tế, xây dựng mô hình, chuyên đề nuôi vịt Bầu Quỳ phù hợp với việc sản xuất nông hộ ở Quảng Bình.

11

Nuôi thử nghiệm bò sữa ở Quảng Bình.

TS. Vũ Chí Cương

Viện Chăn nuôi

 

Từ tháng 7/2004 - 7/2007

- Đánh giá khả năng thích nghi của bò lai sữa (F2 Holstein Friesian x Laisind) nuôi trong điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi của tỉnh Quảng Bình thông qua quá trình đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu bệnh tật của đàn bò sữa.

- Nâng cao khả năng áp dụng các giải pháp đồng bộ để phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững tại nông hộ (giải pháp về giống, thức ăn, nuôi dưỡng, thú y và bảo vệ môi trường).

- Bước đầu giới thiệu bằng thực tiễn một ngành sản xuất mới ở Quảng Bình: Ngành chăn nuôi bò sữa.

- Bước đầu phác thảo các đề xuất về chính sách, biện pháp, quy trình kỹ thuật, tạo nguồn thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Quảng Bình, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông hộ chăn nuôi bò sữa, tiến tới xây dựng ngành sản xuất sữa và bò sữa hàng hóa của tỉnh.

12

Khảo nghiệm một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế trên đất gò đồi tỉnh Quảng Bình.

KS. Ngô Văn Duẩn

Công ty Giống cây trồng Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 7/2004 - 7/2007

- Nhằm tìm ra một số cây ăn quả có giá trị kinh tế tại Quảng Bình trên các mặt: Năng suất cao và ổn định; chất lượng khá tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Bước đầu xây dựng được giống tốt, từ đó làm cơ sở cho việc nhân giống, cải tạo vườn tạp, trồng mới vườn cây ăn quả phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương, tiến tới xuất khẩu.

13

Khảo nghiệm tập đoàn giống lúa năng suất, chất lượng cao và giống màu (ngô) có triển vọng ở Quảng Bình.

KS. Phan Văn Thức

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 11/2005 - 11/2006

- Trên cơ sở kết quả đề tài, tìm ra được một số giống mới có ưu thế so với giống đối chứng, cụ thể là các giống lúa có năng suất cao, ổn định về mặt di truyền, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất đặc thù của Quảng Bình, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

- Các giống ngô lai cho năng suất cao, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh tốt trong vụ Đông Xuân để thay thế một số giống đang sản xuất hoặc bổ sung vào trong cơ cấu bộ giống của tỉnh nhà.

14

Nuôi thực nghiệm cá lóc thâm canh trong ao nước ngọt tại Quảng Bình.

Trần Thành Long

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

02 năm

- Dự án nhằm xây dựng quy trình nuôi cá lóc phù hợp với điều kiện địa phương và phổ biến nhân rộng, trên cơ sở đó phải phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc thâm canh trong ao nước ngọt.

15 Trồng thử nghiệm nhãn Hương Chi ở Quảng Bình. TS. Ngô Hồng Bình Viện nghiên cứu rau quả UBND tỉnh Quảng Bình Từ năm 2004-2006 Xây dựng mô hình nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng nhãn Hương Chi phù hợp với điều kiện Quảng Bình

16

Trồng khảo nghiệm các giống mây nhập nội sản xuất nguyên liệu phục vụ nghề mây, tre đan xuất khẩu.

KS. Trần Văn Cần

Phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 9/2006 - 8/2008

- Đánh giá khả năng thích nghi của 2 giống mây tắt và mây nước nhập nội từ ngoài tỉnh với 4 hình thức là: Sản xuất cây giống và 3 phương thức trồng trọt khác nhau (trồng dưới tán rừng tự nhiên, trồng thâm canh tập trung trên đất canh tác nông nghiệp, trồng hàng rào ở vườn nhà) trên một vùng sinh thái tại xã Thuận Hóa - huyện Tuyên Hóa - tỉnh Quảng Bình, tạo nguồn nguyên liệu cho nghề chế biến mây xuất khẩu.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật đảm bảo đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

- Ứng dụng khoa học công nghệ, bổ sung thêm loại cây trồng mới vào sản xuất cho địa phương đảm bảo tăng thu nhập cao trên một đơn vị diện tích.

17

Ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm sú theo công nghệ sinh học trên ao nước lợ mặn ở Quảng Bình.

KSs. Đinh Văn Thái

Công ty Sông Gianh

 

Từ tháng 4/2005-10-2006

* Mục tiêu tổng  quát:

- Xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh theo công nghệ sinh học sử dụng chế phẩm vi sinh Wp505 của Nhật Bản và chế phẩm EM Trung Quốc trong ao nước lợ mặn tại Quảng Bình nhằm đảm bảo ổn định cho nghề nuôi, đáp ứng được an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá tác động của quy trình và chế phẩm trong việc giữ ổn định môi trường nước nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.

- Đánh giá tác động của quy trình và chế phẩm trong việc ức chế các bệnh do vi khuẩn, vi rút và môi trường gây hại cho tôm sú.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình.

18

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm hướng nạc với quy mô trang trại.

Th.S. Nguyễn Ngọc Phục

Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương

 

Từ tháng 7/2006 - 2/2008

- Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi lợn khép kín (từ lợn nái sinh sản đến lợn thịt) với quy mô trang trại từ 100 con lợn thịt trở lên. Lợn thương phẩm đạt khối lượng 85 - 90kg; sau 3,5 tháng nuôi có tỷ lệ nạc cao trên 55% thích ứng với điều kiện sinh thái Quảng Bình, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Xây dựng được các quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao.

- Phổ biến nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ.

19

Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thương phẩm khép kín với quy mô trang trại.

KS. Hoàng Lương

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Quảng Bình

 

Từ tháng 8/2006 - 8/2008

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống bò, thú y, giống cỏ, phương thức chăn thả và chuồng trại nhằm xây dựng thành công mô hình chăn nuôi bò thương phẩm với quy mô trang trại khép kín từ sinh sản đến nuôi thịt đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Trên có sở đó, xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và vỗ béo bò thịt theo hướng trang trại khép kín thích hợp, nhằm phổ biến nhân rộng mô hình trên các vùng kinh tế khác nhau của tỉnh.

20

Xây dựng mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

KS. Nguyễn Văn Lộc

Trung tâm Khuyến công - Sở Công nghiệp

 

Từ tháng 10/2006 - 3/2008

* Mục tiêu chung:

- Dự án thực hiện với mục tiêu nhằm góp phần thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006-2010, là một trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời Dự án mang tính đột phá, tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Dự án thành công sẽ tạo ra nghề ổn định, thu hút lao động địa phương, giải quyết việc làm, giảm áp lực lao động dôi dư đang đòi hỏi việc làm ở thành phố Đồng Hới và các địa phương khác.

* Mục tiêu cụ thể:

- Mô hình được lựa chọn để xây dựng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất hàng hóa thủ công mỹ nghệ đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và du lịch là Doanh nghiệp tư nhân Chế biến gỗ Quảng Hà.

- Đào tạo nâng cao tay nghề đạt trình độ tinh xảo cho 20 - 30 lao động, có khả năng sau khi kết thúc đào tạo sẽ sản xuất hoàn chỉnh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, điêu khắc, chạm khảm.

- Mở ra một nhóm ngành hàng mới, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bao gồm các sản phẩm điêu khắc, chạm khảm.

21

Xây dựng mô hình sản xuất sa nhân ở vùng miền núi tỉnh Quảng Bình.

KS. Võ Văn Trí

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 8/2006 - 9/2009

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân giống và sản xuất sa nhân ở vùng miền núi, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân vùng miền núi Quảng Bình.

- Bảo tồn và sử dụng bền vững cây sa nhân ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

22

Xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha ở Quảng Bình.

Nguyễn Thị Thanh Tình

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình

 

Từ tháng 9/2007 - 9/2009

- Xây dựng thành công mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên 3 chân đất đạt thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm.

- Từ kết quả của mô hình để tiến tới nhân rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhằm hình thành các cánh đồng có thu nhập cao và dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa thay thế dần các cánh đồng có thu nhập thấp như hiện nay.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học mới về giống, kỹ thuật chăm sóc trong sản xuất nông nghiệp.

23

Xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

TS. Đinh Vương Hùng

Trường Đại học Nông lâm Huế

 

Từ tháng 7/2007 - 12/2008

* Mục tiêu chung:

- Giúp cho người dân địa phương tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong thu hoạch, sơ chế và bảo quản lúa. Phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa bàn triển khai dự án, mang lợi lợi cho người dân, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trong tỉnh.

* Mục tiêu cụ thể: Xây dựng một số mô hình nông hộ và hợp tác xã áp dụng cơ giới hóa sản xuất trong khâu thu hoạch và sơ chế bảo quản lúa nhằm:

- Giải phóng sức lao động thủ công nặng nhọc trong khâu gặt, đập lúa.

- Giải quyết tính thời vụ thu hoạch cấp bách khi chuyển vụ.

- Nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

- Nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

- Đưa mẫu máy sấy lúa cỡ nhỏ vào hợp tác xã và nông hộ để giảm tổn thất khi thu hoạch lúa vụ Hè Thu bị mưa.

- Chuyển giao công nghệ bảo quản lúa bằng bao “Super bag” nhằm nâng cao chất lượng hạt trong quá trình bảo quản lúa thịt và lúa giống.

- Tập huấn nâng cao trình độ về cơ - điện khí hóa cho người dân.

- Xác định được thực trạng cơ giới hóa trên địa bàn triển khai dự án và đề xuất các giải pháp, khuyến cáo phát triển cơ giới hóa nông nghiệp.

24

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ vùng cát ven biển và ven đường Hồ Chí Minh (nhánh đông).

GS. TSKH. Nguyễn Hữu Tề

Trung tâm Tư vấn Đào tạo và Chuyển giao tiến bộ Khoa học nông nghiệp

UBND tỉnh Quảng Bình

Từ tháng 7/2006 - 7/2008

- Xây dựng mô hình, hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái vùng gò đồi và vùng cát ven biển.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong kỹ thuật thâm canh tổng hợp; đưa các loại cây trồng, vật nuôi vào sản xuất cớ hiệu quả và để áp dụng nhân rộng ở hai vùng này.

- Thu hút nguồn lao động địa phương nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống dân trí.

25

Nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất giống cây đay trên địa bàn huyện Lệ Thủy

KS. Dương Đệ Quang

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy

UBND tỉnh Quảng Bình

24 tháng (từ tháng 2/2007 - 2/2009)

- Mục tiêu chung: Giúp cho người nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong việc sản xuất giống và nguyên liệu tơ đay để phát triển làng nghề chiếu cói, đồ mỹ nghệ phục vụ dân sinh và khách du lịch.

- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất giống cây đay trên địa bàn huyện, từ đó để nhân ra diện rộng.

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ

More