Sản xuất thành công bơm ly tâm phù hợp nhiều địa hình

Font size : A- A A+
 Sau một thời gian thử nghiệm chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu có hiệu quả cao, độ bền ổn định, dễ sử dụng đối với nông dân, bơm ly tâm hút sâu đã được lắp đặt sử dụng 153 tổ máy bơm ở 20 tỉnh thành nứơc ta.

 

Bám sát thực tế
Sau nhiều năm lăn lộn với thực tế sản xuất nông nghiệp, TS. Trần Văn Công, tác giả bơm ly tâm hút sâu nhận thấy rằng, nông nghiệp nước ta sử dụng rất nhiều bơm ly tâm lắp đặt ở ven sông cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, loại bơm ly tâm thông thường này có cột hút chân không thấp chỉ cho phép lắp đặt ở địa hình thấp. Trong khi đó, mực nước thực tế ở sông mùa mưa và mùa cạn dao động khá lớn, độ chênh lệch mực nước khá cao, có những nơi từ 10 – 15m. Việc sử dụng bơm ly tâm có cột hút thấp thường sẽ bị ngập vào mùa mưa bão. Nếu lắp đặt bơm ở vị trí cao hơn 5m thì bơm sẽ bị treo trõ không hút được nước khi nứơc sông hạ thấp vào mùa cạn.
Mặt khác, để tránh xảy ra xâm thực trong máy bơm ly tâm, khi xây dựng công trình trạm phải đào đất hạ thấp cao trình đặt máy. Như vậy, công trình nhà trạm sẽ phức tạp hơn, khi nước sông dâng cao phải tháo chạy máy chông ngập lũ.
Nhìn chung các giải pháp chống ngập lũ máy bơm nói trên có kết cấu nhà trạm phức tạp, giá thành công trình còn cao, nếu xây dựng trạm bơm công suất nhỏ thì hiệu quả đầu tư rất thấp.
Như vậy, thực tế sản xuất yêu cầu nghiên cứu chế tạo ra loại máy bơm ly tâm có cột hút chân không lớn hơn đạt HCK= 8 m. Nhờ đó, sẽ cho phép lắp bơm ở chiêu cao hút lớn hơn đạt hiệu quả cao, lớn hớn các bơm thông thừơng 2- 3 m, máy bơm sẽ hút đựơc nước vào mùa khô để chống hạn, hạn chế ngập lũ máy bơm vào mùa mưa bão.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần thíết sử dụng bơm ly tâm hút sâu, tác giả Trần Văn Công – Viện KHTL đã hình thành ý tưởng nghiên cứu chế tạo bơm hút sâu đạt cột hút chân không lớn HCK=8,0m, để lắp đặt ở các trạm bơm ven sông, có chiều cao hút địa hình lớn HHúT = 7,0m nhằm tránh ngầp lũ máy bơm vào mùa mưa và hút được nuớc chống hạn vào mùa khô khi nước sông hạ thấp. Đề tài này cũng được TS. Trần Văn Công nghiên cứu trong nhiệm vụ nghiên cứu luận án Tiến sỹ của mình với tên gọi “Nghiên cứu nâng cao khả năng hút của bơm ly tâm”
Khi làm luận án tiến sỹ, tác giả Trần Văn Công đã tự đầu  kinh phí nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm 14 mẫu cánh bơm hút sâu đạt đựợc cột hút chân không HCK=8,0m. Sau công nghệ bơm ly tâm hút sâu đã ra đời và tác giả tiếp tục say mê nghiên cứu chế tạọ ứng dụng nhiều loại bơm ly tâm hut sâu phục vụ chống hạn nông nghiệp ở nước ta. 
Chưa hài lòng với kết quả đã có, sau khi công nghệ được áp dụng, phần hoàn thiện tính từ thời gian công nghệ đã áp dụng và được nghiệm thu đến thời điểm hiện tại. Ở đây đề nghị tác giải nêu những cải tiến mới so với công nghệ ban đầu.
Sau đó, tác giả lại được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo bơm ly tâm hút sâu đạt HCK=6,0 - 8,0m”. Trong đề tài đã nghên cứu tác giả chế tạo được 4 loaị bơm ly tâm hút sâu phục vụ chống hạn đó là bơm hút sâu HS200-15,HS200-22, HS250-22, HS300-33.
Hiệu quả kinh tế xã hội lớn
Đến nay, đã trải qua hơn 12 năm nghiên cứu chế tạo và lắp đắt sử dụng bơm ly tâm hút sâu ở các tỉnh trung du miền núi, bơm ly tâm hút sâu phục vụ chống hạn có hiệu qủa, độ bền cao, làm việc ổn định, đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông nghiệp nông thôn miền núi.
TS. Công cho biết, khi lắp đặt bơm ở chiều cao hút lớn vùng ven sông, bơm ly tâm hút sâu vẫn hút được nước, khi lắp đặt bơm ở nội đồng nơi có cột hút thấp, thì lưu lượng nước và hiệu xuất của bơm ly tâm hút sâu sẽ lớn hơn nhiều so với bơm ly tâm thông thường có cùng công suất.
Kết cấu máy bơm và nhà trạm bơm ly tâm hút sâu đơn giản, thi công nhanh và giá thành xây dựng tòan bộ công trình thấp: Bơm ly tâm hút sâu cho phép lắp đặt ở chiều cao hút lớn nên kết cấu nhà trạm đơn giản, giảm chi phí đào đất hạ thấp cao trình đặt máy, giảm chi phí vật tư xây dựng, thi công nhanh và giảm giá thành toàn bộ công trình.
Việc áp dụng bơm ly tâm chống hạn ở các tỉnh miền núi đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Ở miền núi trước kia tưới lúa bằng nước mưa của trời nên chỉ cấy được 1 vụ lúa từ 6 tháng cuối năm, năng xuất rất thấp, nhân dân bị đói thiếu lúa gạo 8 tháng/năm. Nay có trạm bơm ly tâm hút sâu đã chủ động chống hạn cấp nước kịp thời nên cấy được 2 vụ lúa và 1 vụ rau màu, năng suất cây trồng tăng lên gấp 3 lần/vụ, thu hoạch hàng năm từ sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng lên 6 lần, đời sống nhân dân khá hơn nhiều so với trước. Nhờ đó các địa phương miền núi đã xoá đói giảm nghèo, tăng cường an ninh kinh tế xã hội.
Máy bơm hút sâu do TS. Công và đồng nghiệp chế tạo đã sử dụng bơm cấp nước lên quả đồi cao 25m, sau đó đẩy đi xa 1500m để cấp nước cho các vùng cách xa nguồn nước tại tỉnh Bắc Giang, được chính quyền và người dân đánh giá cao.
Bơm ly tâm hút sâu cũng đã chóng hạn cung cấp nước ngọt cho các vùng xâm nhập mặn ven biển vào mùa cạn. Năm 2010 huyện Hậu Lộc -Thanh Hóa bị xâm nhập mặn ở vùng ven biển, Viện đã sử dụng bơm hút sâu, lấy nước ngọt từ phía tây sông De đẩy qua lòng sông bị nhiễm mặn bằng ống nhựa HDPE và đẩy sang phía đông sông De dài hơn 300m để cấp nước ngọt cho 600 Ha đất canh tác.

 
(Theo truyenthongkhoahoc.vn)