Hệ thống phát hiện độc tố lấy cảm hứng từ gà tây

Font size : A- A A+
 Gà tây có làn da đầy màu sắc trên đầu. Hơn nữa, phần da đó đổi màu theo tâm trạng của con vật. Giờ đây, các nhà khoa học tại Đại học California, Hoa Kỳ đã sao chép quá trình diễn ra những thay đổi màu sắc đó và sử dụng để chế tạo cảm biến sinh học dùng để phát hiện các chất độc trong không khí.

 

Gà tây có các sợi collagen xen kẽ bên trong một dãy các mạch máu trong da. Những mạch máu đó co lại hoặc phồng ra phụ thuộc vào thái độ giận dữ hoặc vui mừng của gà. Điều này làm thay đổi khoảng cách giữa các sợi, dẫn đến sự thay đổi cách các sợi collagen phân tán các tia sáng được phản xạ. Kết quả là da gà có thể chuyển sang màu đỏ, trắng hoặc xanh.

Các nhà khoa học đã mô phỏng thành công quá trình này bằng cách sử dụng virus gọi là thực thể khuẩn M13. Các vi khuẩn này có hình dạng giống các sợi collagen của gà tây. Chúng cũng phồng lên và co lại, mặc dù trong trường hợp này, nó phản ứng với hơi hóa chất trong không khí.

 Các nhà khoa học có thể điều khiển các virus để chúng “tự lắp ráp thành những mô hình dễ điều chỉnh", vì thế, chúng tạo ra nhiều màu sắc khi phản ứng với các hóa chất khác nhau. Trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, các virus phản ứng nhanh và chính xác với sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như hexane, rượu isopropyl, metanol và TNT có nồng độ 300 phần tỷ.

Nhóm nghiên cứu còn tạo ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng máy ảnh của điện thoại để đọc chính xác màu sắc trên một dải quỳ chứa thực thể khuẩn.

Báo cáo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications.


 

(Theo vista.gov.vn)



 
 

More