Nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN liên kết: “Trồng thử nghiệm sa sâm trên vùng đất cát ven biển Quảng Bình"

Font size : A- A A+

 Ngày 28/3/2022, Tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ: “Trồng thử nghiệm sa sâm trên vùng đất cát ven biển Quảng Bình” do Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Dũng Na chủ trì thực hiện.

 

 

Sa sâm có tên khoa học học là Launaev Sarmentosa, thuộc họ Của Sa Sâm còn được gọi hải cúc, xà lách biển hay sâm cát, ... và được cho là cây “nhân sâm” quý. Từ lâu, cây đã phát triển tốt trên vùng đất cát ven biển miền Trung và một số tỉnh ven biển miền Nam, đặc biệt xuất hiện rất sớm ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình. Với điều kiện tự nhiên và lợi thế về vùng đất cát ven biển rộng lớn của tỉnh nên thuận lợi cho việc phát triển cây sa sâm, tuy nhiên đây là cây có giá trị dược liệu cao nên trong tự nhiên bị khai thác quá mức và trở nên cạn kiệt. Do đó, nguồn cung cấp cho thị trường Đông y trong tỉnh chưa chủ động mà chủ yếu đặt hàng ngoại tỉnh. Thêm vào đó, sản lượng sa sâm trồng chưa nhiều và không đáp ứng đủ nhu cầu cho đời sống hàng ngày của người dân.

Mục tiêu của nhiệm vụ là đây là cây có giá trị dược liệu cao nên trong tự nhiên bị khai thác quá mức và trở nên cạn kiệt. Do đó, nguồn cung cấp cho thị trường Đông y trong tỉnh chưa chủ động mà chủ yếu đặt hàng ngoại tinh. Thêm vào đó, sản lượng sa sâm trồng chưa nhiều và không đáp ứng đủ nhu cầu cho đời sống hàng ngày của người dân.

Tại buổi nghiệm thu chủ nhiệm nhiệm vụ đã báo cáo những kết quả đã thực hiện được. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện (5/2021 - 4/2022) tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Với phạm vi thực hiện là vùng đất cát ven biển có diện tích 1.000m2 tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch.. Nhiệm vụ đã đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển của sa sâm trên vùng đất cát tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch; Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc sa sâm. Cụ thể: Tỷ lệ sống sau 01 tháng trồng trung bình đạt 96,9%, cao hơn mục tiêu đề ra là 6,9%; Về khả năng hình thành chồi mới cho thấy sau 14 ngày trồng bắt đầu phát triển chồi mới và sau 30 ngày trồng đạt trung bình 2,33 chối/cây; Trong quá trình triển khai mô hình chưa phát hiện các loại sâu bệnh hại trên sa sâm.

Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN cấp tỉnh khẳng định nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung đề ra. Kết quả của nhiệm vụ sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo đối với sa sâm. Nhiệm vụ góp phần trong việc bảo tồn, duy trì loại dược liệu quý đồng thời cung cấp nguồn giống cây dược liệu cho y học. Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc sa sâm ở vùng đất cát ven biển tại Quảng Bình.

Nguồn: TT Ứng dụng và Thống kê KH&CN

 

More