Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Nghiên cứu, phân tích và đánh giá mức thôi nhiễm các yếu tố đọc hại trong đồ chơi trẻ em trên địa bàn”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

         Ngày 22/9/2017, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ: “Nghiên cứu, phân tích và đánh giá mức thôi nhiễm các yếu tố độc hại trong đồ chơi trẻ em trên địa bàn” do Trung tâm Kỷ thuật Đo lường Thử nghiệm  chủ trì thực hiện.

Đồ chơi là “người bạn” không thể thiếu đối với trẻ em. Nó không những là phương tiện giải trí cho trẻ mà còn có vai trò giáo dục hết sức quan trọng, giúp ích cho sự phát triển cả về chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Trẻ được sử dụng đồ chơi phì hợp sẽ có tâm hồn lạc quan, kỹ năng khoé léo, hiểu biết về thế giới. Hiện nay, bên cạnh những đồ chơi bảo đảm an toàn phù hợp với trẻ theo các lứa tuổi sử dụng thì thị trường đồ chơi trẻ em vẫn tồn tại nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng, nhiễm độc tố tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.

Mục tiêu của nhiệm vụ là điều tra, khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thành phần các nguyên tố độc hại trong đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các thành phần độc hại được quy định trong QCVN 03:2009/BKHCN. Ngoài ra, mở rộng nghiên cứu thêm về thành phần phthalate, là chất gây ung thư đã quy định giới hạn tại các nước châu Âu, Mỹ. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các loại đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Sau thời gian hơn 1 năm thực hiện (từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017), nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu. Kết luận về nguồn gốc, phần lớn các loại đồ chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc (chiếm trên 75%). Các loại đồ chơi Việt Nam sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ ít do khó cạnh tranh về mẫu mã và giá thành. Các mặt hàng không rõ nguồn gốc do khó cạnh tranh về mẫu mã và giá thành. Các mặt hàng không rõ nguồn gốc do không ghi nhãn mác hoặc nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhiệm vụ đã tiến hành lấy mẫu các đồ chơi trên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kết quả phân tích cho thấy: Các mặt hàng đồ chơi làm bằng vật liệu nhựa (đặc biệt là nhựa mềm) có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc phthalata; các loại đồ chơi sử dụng sơn phủ có nguy cơ nhiễm chì và crom; Đối với đồ chơi dùng vật liệu gỗ ép cũng có khả năng nhiễm chỉ tiêu formaldehyt. Nhiệm vụ đã xác định được số lượng mẫu chứa các chất độc hại vượt giới hạn quy định là mẫu, chiếm 4,4%.

Sau khi nghe chủ nhiệm nhiệm vụ báo cáo, các thành viên Hội đồng Khoa học và các thành viên liên quan đã đánh giá, nhận xét và góp ý làm cho nhiệm vụ được hoàn thiện và sớm công bố các số liệu các đồ chơi phơi nhiễm các nguyên tố độc hại trên các phương tiện thông tin.

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN

Các tin khác