Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: "Trồng thử nghiệm các dòng keo lai mới trên một số lập địa tỉnh Quảng Bình"

Xem với cỡ chữ : A- A A+

          Ngày 27/12/2017, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ: Trồng thử nghiệm các dòng keo lai mới trên một số lập địa tỉnh Quảng Bình" do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng BÌnh chủ trì thực hiện.

Nguồn giống sử dụng để trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong thời gian qua đã có những cải thiện đáng kể. Đa số giống được sử dụng là giống tiến bộ, giống quốc gia có năng suất, chất lượng cao. Do vậy, năng suất rừng trồng được tăng cao và giá trị thu được trên một đơn vị diện tích từng cũng được nâng lên. Tuy nhiên về số lượng giống được sử dụng còn đang hạn hẹp, chỉ 2-3 dồng cây Keo vô tính là trương đối phù hợp. Bên cạnh đó, Quảng Bình là tỉnh có địa hình phức tạp, xâm thực mạnh tạo thành nhiều dạng vi lập địa giữa các vùng khác xa nhau như đất vùng đồi núi Minh Hóa sẽ khác với đất vùng đồi núi ở Đồng Hới hoặc Quảng Ninh... Trên cơ sở đó tháng 8 năm 2015 Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì triển khai nhiệm vụ "Trồng thử nghiệm các dòng keo lai mới trên một số lập địa tỉnh Quảng Bình".

Mục tiêu của nhiệm vụ là Đánh giá khả năng sinh trưởng của 4 dòng keo lai nhân tạo trồng thử nghiệm trên 2 vùng lập địa đại diện của tỉnh Quảng Bình so với dòng đối chứng keo lai tự nhiên BV16, từ đó lựa chọn đề xuất một số dòng thích hợp để trồng rừng cho từ vùng đất tỉnh Quảng Bình. Với quy mô thực hiện nhiệm vụ: Diện tích trồng mô hình rừng thử nghiệm là 2h với 4 dòng keo lai mới và dòng keo lai BV16 làm đối chứng. Địa điểm được triển khai là tại chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long – Công ty THNN MTV LCN Long Đại và tại xã Trung Hóa huyện Minh Hóa.  

Kết quả sau thời gian gần 2 năm thực hiện, nhiệm vụ đã trồng thử nghiệm các dòng Keo lai AM2, AM3, (MA)M8, MA1 và dòng keo lai BV16 làm đối chứng đảm bảo diện tích, thiết kế đã được phê duyệt; Cây trồng sinh trưởng bình thường đạt tỷ lệ 95%; Theo kết quả phân tích phương sai và so sánh bằng tiêu chuẩn t cho thấy: Trong 4 dòng Keo lai trồng thử nghiệm so với dòng đối chứng (BV16) thì hai dòng AM2 và AM3 tối ưu nhất và sai khác so với hai dòng MA(M8) và MA1. Theo đó, xác định được hai dòng AM2 và AM3 để lựa chọn đề xuất nhân rộng trong trồng rừng đại trà trên một số lập địa tỉnh Quảng Bình...

Tại hội nghị nghiệm thu, các thành viên Hội đồng Khoa học và các thành viên liên quan đã đánh giá, nhận xét và góp ý làm cho nhiệm vụ được hoàn thiện.

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN

Các tin khác