Tăng cường phối hợp hoạt động TCĐLCL giữa Tổng cục TCĐLCL và Bộ VHTT&DL

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 31/10, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xây dựng và thảo luận Kế hoạch TCĐLCL năm 2024.

Tham dự buổi làm việc có quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp, đại diện các Vụ, Viện thuộc Tổng cục. Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đinh Nguyễn Phương Thảo và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Tại buổi làm việc, đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch TCĐLCL năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, bà Đinh Nguyễn Phương Thảo cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên duy trì phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TCĐLCL do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành qua Hội nghị, Hội thảo chuyên đề, trên website của Vụ KHCN&MT và Trang thông tin điện tử của Điểm TBT.

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp phát biểu tại buổi làm việc.

Bên cạnh đó, trình công bố 35 TCVN thuộc lĩnh vực Di sản văn hóa, Thư viện và Thể dục thể thao. Quá trình triển khai thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị được điều chỉnh, lùi thời gian công bố 10 TCVN sang năm 2023. Ngày 17/7/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1526/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt gia hạn, điều chỉnh kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đợt năm 2023.

Về ước tính thực hiện năm 2023, trình công bố 22 TCVN thuộc lĩnh vực Mỹ thuật, Di sản văn hóa và Thể dục thể thao. Theo dõi tiến độ thực hiện triển khai đối với 08 dự án xây dựng TCVN/14 TCVN thuộc các lĩnh vực Văn hóa (Thư viện; Di sản văn hóa; Thể thao; Du lịch), 06 dự án xây dựng QCVN/06 QCVN thuộc lĩnh vực Thể dục thể thao và 05 dự án/10TCVN gia hạn công bố cuối năm 2023 (Văn hóa; Thể thao). 

Dự kiến thành lập Hội đồng thẩm tra 13 hồ sơ dự án xây dựng TCVN và 06 hồ sơ dự án xây dựng QCVN (Phụ lục 3). Triển khai các nhiệm vụ đảm bảo theo đúng tiến độ đã quy định gồm 01 dự án xây dựng 01 TCVN thuộc các lĩnh vực Di sản văn hóa (Quyết định số 3685/QĐBVHTTDL ngày 28/12/2022).

Cũng theo bà Thảo, việc đề xuất xây dựng TCVN đã bám sát Chiến lược phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch, chấp nhận hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tham khảo hệ thống tiêu chuẩn khu vực (BS EN) tương ứng; tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình giảng dậy đối với những đối tượng áp dụng phương thức xây dựng mới.

Ngoài ra, việc xác định đối tượng tiêu chuẩn hóa được tiến hành nghiêm túc thông qua hình thức họp các Hội đồng tư vấn xét chọn dự án xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia theo nhóm lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trước khi gửi đăng ký kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo thông báo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

Bà Thảo cho biết, do lần đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng QCVN nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động khảo sát, điều tra, xây dựng danh mục mã HS ở cấp độ chi tiết (8 số) cho đối tượng quản lý là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, một số thành viên chủ chốt của các Ban Biên soạn thay đổi đơn vị công tác phải bổ sung nhân sự thay thế.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đinh Nguyễn Phương Thảo chia sẻ tại buổi làm việc.

Về kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001, tính đến hết năm 2022, 09/12 cơ quan, đơn vị đã hoàn thành việc chuyển áp dụng HTQLCL theo phiên bản TCVN ISO 9001:2015, 03/12 đơn vị gồm Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chưa thực hiện việc áp dụng HTQLCL theo phiên bản TCVN ISO 9001:2015 do cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ đang có sự thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp lại.

Về hoạt động đánh giá phù hợp, công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trước năm 2016, Cục Nghệ thuật biểu diễn có cấp nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Tuy nhiên, từ năm 2016, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu ban hành ngày 15/3/2016. Theo đó, nhãn kiểm soát do tổ chức sản xuất, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình in và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với lĩnh vực điện ảnh, phim phát hành phải được cấp giấy phép phổ biến phim của cơ quan có thẩm quyền về điện ảnh; băng đĩa, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Số lượng nhãn kiểm soát phát hành năm 2018 là 10.000 nhãn kiểm soát thương mại, 40 nhãn kiểm soát phi thương mại. Thực tế từ năm 2019 đến nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, băng và đĩa không còn là vật liệu chủ yếu chứa đựng nội dung như trước, Cục Điện ảnh không nhận được đề nghị cấp và dán nhãn kiểm soát băng, đĩa phim.

9 tháng năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành 27 đoàn thanh tra tại 188 tổ chức, cá nhân về việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xử phạt vi phạm hành chính 12 tổ chức, tổng số tiền phạt là 86 triệu đồng.

Về kết quả công tác quản lý nhà nước về đo lường, nội dung đề xuất các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn nhóm 2 và yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo nhóm 2, nghiên cứu tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sử dụng trong luyện tập, thi đấu thể thao thành tích cao, đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp hướng dẫn chi tiết phương thức triển khai thực hiện. 

Tính đến thời điểm hiện tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 (và Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật số 05/2022/QH15 Luật Điện ảnh…) liên quan đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm có: 192. Kinh doanh dịch vụ phổ biến phim; 193. Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật; 194. Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; 195. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; 196. Kinh doanh dịch vụ lữ hành; 197. Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; 198. Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu; 199. Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; 200. Kinh doanh dịch vụ lưu trú; 201. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; 202. Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 203. Kinh doanh dịch vụ bảo tàng. Thông tư 01/2017/TT-BVHTTDL ngày 24/02/2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại Điều 4, Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch bao gồm a) Phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe ô tô, xe mô tô, xuồng, ca nô chuyên dùng); b) Thiết bị đo cường độ ánh sáng; c) Thiết bị đo cường độ âm thanh, thiết bị đo độ ồn; d) Thiết bị đo độ PH, tiêu chuẩn nước bể bơi; đ) Thiết bị đo nhanh nước thải; e) Thiết bị đo độ bụi không khí, chất lượng không khí. Đối với lĩnh vực thể thao trong tập luyện và thi đấu sử dụng một số thiết bị, như: Thiết bị đo tốc độ trong thể thao; Thước đo chiều cao xà và nhảy xà... Tất cả các thiết bị trên đều đã có chuẩn đo lường quốc gia.

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp tặng sách về TCĐLCL cho đoàn làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về kết quả thực hiện công tác TBT, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Điểm thông báo và Hỏi đáp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Hiệp định TBT: Tiếp nhận, rà soát và xử lý thông báo cảnh báo của Ủy ban Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT); trả lời câu hỏi về TBT từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; định kỳ đăng tải các Thông báo của WTO từ trang web của Văn phòng TBT Việt Nam tới các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ (thông qua trang tin điện tử http://www.tbt-mocst.vn. Tổng số lượt người truy cập trang tiếng Việt: 948.830 lượt, trang tiếng Anh: 91.911 lượt. Tham gia hội nghị tập huấn do Văn phòng TBT Việt Nam tổ chức. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo do Văn phòng TBT Việt Nam quy định.

Sau khi lắng nghe báo cáo từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại diện Tổng cục TCĐLCL đã có những đánh giá cụ thể. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp tốt với Tổng cục trong công tác xây dựng, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng tiêu chuẩn, QCVN; công tác đánh giá sự phù hợp, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa; công tác TBT… Đại diện 2 bên đã có sự trao đổi thẳng thắn, khách quan về những mặt tích cực cần phát huy cũng như một số điểm hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Link bài đăng: https://vietq.vn/tang-cuong-phoi-hop-hoat-dong-tc%C4%91lcl-giua-tong-cuc-tcdlcl-va-bo-vhttdl-d215590.html

Nguồn: vietq.vn

Các tin khác