Sở Khoa học và Công nghệ khảo sát, nghiên cứu tình hình hố sụt, lún đất trên địa bàn xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa

Xem với cỡ chữ : A- A A+

     Ngày 3/10/2020, tại xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu tình hình hố sụt, lún đất tại nhà bà Đinh Thị Vân. Tham dự cùng Sở Khoa học và Công nghệ có đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Minh Hóa, UBND xã Hóa Thanh và một số chuyên gia về địa chất trong tỉnh.

 

 

Khảo sát tình hình hố sụt, lún đất tại nhà Bà Đinh Thị Vân

     Tại thời điểm khảo sát, đặc điểm hố sụt có chiều dài 5m, rộng 4m, sâu 1,5m; miệng hố sụt tạo thành hình elip nằm ở phía trước sân nhà, cách giếng khoan 2m. Theo báo cáo của gia đình lổ khoan khai thác nước dưới đất có lớp phủ là cát sét sườn tích dày khoảng 10m, tiếp đến là đá vôi màu xám trắng. Hiện tượng sụt lún xảy ra sau khi gia đình triển khai khoan giếng để lấy nước sinh hoạt khoảng 2,5 tháng.

     Sau khi khảo sát thực tế cũng như nghiên cứu địa hình tại địa điểm sụt lún, đoàn khảo sát đã đưa ra kết luận: Theo bản đồ địa chất, khu vực này thuộc hệ tầng La Khê (C1lk) (Đá vôi), nên thường có các thành tạo hang, hốc Kast, khi mũi khoan làm thủng trần trên của hang, hốc sẽ tạo nên hệ quả: Hoặc làm sập hang, hốc gây sụt lún hoặc là gián tiếp làm sập hang, hốc gây sụt lún sau khi có áp lực thủy động tác động ngược lên phần đất phủ phía trên. Đây là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra ở những khu vực có Kast trên nền đá gốc là đá vôi.

     Trên cơ sở kết quả đó đoàn khảo sát cũng đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị cụ thể với UBND huyện Minh Hóa và UBND xã Hóa Thanh, theo đó cần tuyên truyền để người dân không nên quá hoang mang lo lắng, vì đây là hiện tượng bình thường của tự nhiên. Cho triển khai lấp hố sụt bằng vật liệu bở rời, theo phương thức: lấp dần dần trong nhiều ngày cho đến khi ổn định. Thường xuyên theo dõi, khi có hiện tượng khác lạ xảy ra, báo cáo các cơ quan chức năng biết để có biện pháp xử lý.

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình

 

Các tin khác